Blog

Hé lộ kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt đạt hiệu quả cao

Nuôi tôm nước ngọt hiện đang là một trong những ngành phát triển khá mạnh mang lại giá trị kinh tế cao tại Việt Nam. Để có một vụ mùa tôm nước ngọt thành công bà con cần nắm rõ kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt và áp dụng đúng vào thực tế để đạt được hiệu quả cao.

1. Chuẩn bị ao nuôi tôm nước ngọt

Ao nuôi tôm nước ngọt sau khi thu hoạch bà con dùng máy đào bùn để để phơi đều khắp đáy ao. Phơi phần bùn dưới đáy ao trong khoảng 30 ngày, chú ý phải phơi bùn đến khi khô hẳn nhằm đảm bảo thay đổi được tính chất của đất. Sau khi đã phơi khô bà tiến hành rải đều vôi khắp đáy ao và tiếp tục để trong vài ngày nhằm cân bằng đất, tăng độ kiềm, ổn định và cân bằng độ Ph.

2. Xử lý nước trong ao nuôi

Hệ thống cống xả nước vào trong ao nuôi cần trang bị nhiều lưới lớn nhỏ để lọc nước, đảm bảo nước đưa vào ao nuôi phải đảm bảo sạch sẽ không chứa những vi sinh vật mang mầm bệnh. Đặc biệt để đảm bảo nguồn nước an toàn bà con nên lấy nước ở tầng giữa, vừa tránh được bùn, vừa tránh được lá cây, cành cỏ… Độ sâu của nước khoảng 1 mét là tốt nhất.

Tiếp theo phần vôi trong giai đoạn đầu bà con nên sử dụng móc sắt để cày trộn với bùn phía dưới đáy ao, giúp cân bằng nồng độ đất và khoáng hóa đất. Sau khi hoàn tất các bước trên bà con tiến hành xả nước vào ao nuôi, để nước trong ao tiếp tục khoảng 3 ngày sau đó sử dụng thuốc sát trùng ao lại một lần nữa trước khi thả tôm giống.

3. Gây màu ao nuôi nước ngọt

Tôm nuôi nước ngọt có đặc điểm không thể sống sót nếu nước quá đục, vì vậy bà con cần chú ý sử dụng phân vi sinh để gây màu nước trong ao. Nước trong ao trong đến khoảng 40 cm tính từ bề mặt của ao nuôi là đạt yêu cầu. Tiếp theo bà con tiến hành trang bị hệ thống quạt nước, nhằm cung cấp oxy cho tôm nuôi.

4. Chọn giống tôm nuôi nước ngọt

Lựa chọn giống tôm nuôi khỏe mạnh, có kích đều nhau, không có lớn quá cũng không có nhỏ quá. Và để thuận lợi trong quá trình quan sát sự phát triển của tôm bà con chú ý lựa chọn tôm giống có kích thước tương ứng với độ tuổi.

Nếu bà con muốn lựa chọn được chính xác nhất loại giống tôm khỏe mạnh, bà con có thể cân nhắc đầu tư một chiếc máy phát hiện bệnh như PCR Pockit Xpress, Pockit Micro, Bộ Kit, máy sử dụng phản ứng khuếch đại gen – PCR (Polymerase Chain Reaction) sẽ cho kết quả chính xác nhất về tình trạng tôm.

5. Kỹ thuật thả tôm giống

Về kỹ thuật thả tôm giống và con chú ý mật độ nuôi thả quảng canh tốt nhất sẽ khoảng từ 5 đến 10 con tôm giống/m2, mật độ nuôi thâm canh sẽ khoảng từ 25 đến 40 con tôm giống/m2. Khi vận chuyển giống tôm về đến ao nuôi bà con sẽ thả túi giống tôm xuống ao nuôi khoảng 10 phút giúp tôm quen dần với nhiệt độ của môi trường nước ngoài ao nuôi. Sau 10 phút bà con từ từ thả tôm giống ra ngoài ao nuôi. Đặc biệt chú ý nên thả tôm vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối không nên thả tôm giống vào thời điểm trời quá nắng nóng hoặc mưa lạnh.

6. Quá trình chăm sóc tôm nước ngọt

Để có mùa tôm năng suất cao bà con cần chú ý thường xuyên điều chỉnh lượng thức ăn theo mức độ lớn dần của tôm trong từng giai đoạn. Mỗi ngày bà con nên cho tôm ăn khoảng 5 bữa, và các bữa ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin giúp tôm phát triển tốt nhất. Hiện nay có khá nhiều cơ sở sản xuất và bán máy cho tôm ăn khá uy tín và giá thành cũng hợp lý, giúp bà con tiết kiệm tối đa thời gian và công sức lao động mà vẫn đảm bảo trong việc cho tôm ăn.

Trong suốt quá trình nuôi bà con cần chú ý cân bằng độ pH của nước hàng ngày, hàng tuần. Độ mặn, độ chua, nồng độ  oxy, các khí độc, tảo, vi khuẩn, rác thải… Bà con cũng cần chú ý thay nước 30%/ lần đều đặn hàng tuần để đảm bảo sức khỏe của tôm. Thường xuyên lên định kỳ bóng vi sinh để cân bằng màu nước, không nên để nước ao nuôi quá đục hoặc quá trong.

Ngoài ra một điều khá quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôm nuôi là việc cũng cấp oxy, tôm càng lớn sẽ càng cần nhiều oxy hơn vì vậy bà con cần chú ý quá trình bật quạt nước tùy thuộc vào độ tuổi của tôm nuôi nước ngọt cụ thể: giai đoạn khoảng 5 tuần đầu tiên bà con chỉ cần bật quạt nước khoảng 1 giờ/ ngày. Giai đoạn tiếp theo tôm từ 6 – 8 tuần sẽ tăng lên khoảng 3 giờ/ ngày. Giai đoạn từ 9 – 12 tuần sẽ tăng tiếp lên khoảng 6 giờ/ ngày. Tôm từ 13 – 15 tuần sẽ chạy khoảng 9 giờ/ ngày. Từ 15 tuần đến khi thu hoạch cần bật 11 giờ/ ngày.

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *