Đậu nành là loại hạt giàu dinh dưỡng nhất trong các loại cây họ đậu. Cùng tìm hiểu chi tiết về thành phần dinh dưỡng của đậu nành để hiểu rõ hơn về công dụng của loại hạt này đối với sức khỏe con người. Mời bạn đọc tham khảo.
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành chi tiết
- Tham khảo thêm: Máy xay sữa đậu nành giá rẻ.
Giá trị dinh dưỡng của đậu nành
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành được liệt kê chi tiết qua bảng dưới đây:
Từ bảng thống kê phía trên, ta có thể thấy đậu nành có hàm lượng đạm cao, lượng tinh bột thấp và chất béo có lợi cùng hàm lượng vitamin và khoáng chất đa dạng, là thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
Đạm đậu nành
Đậu nành được mệnh danh là “thịt” trong giới thực vật nhờ hàm lượng đạm chiếm từ 36 -56% trọng lượng khô. Hơn thế nữa, đạm từ thực vật được đánh giá là tốt cho sức khỏe hơn đạm động vật và không chứa cholesterol, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đậu nành cung cấp 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, đồng thời chứa lectin và lunasin có tác dụng chống lại tế bào ung thư.
Chất béo
Đậu nành giàu chất béo không bão hòa – loại chất béo có lợi cho tim mạch. Hàm lượng chất béo trong đậu nành khá cao, lên đến 18% trọng lượng khô và thường được chuyên gia khuyến cáo sử dụng làm dầu ăn hàng ngày.
Carbonhydrate
Nhờ lượng carbonhydrate trong đậu nành thấp nên đây là thực phẩm lý tưởng giúp kiểm soát và ổn định đường huyết, là sự lựa chọn tối ưu cho người mắc bệnh tiểu đường.
Chất xơ
Ăn một cốc đậu nành cung cấp tới 3g chất xơ – loại chất giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất vài thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Vitamin và khoáng chất
Đậu nành cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất thiết yêu cho cơ thể như:
- Molybdenum: là nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể.
- Vitamin K1: hỗ trợ quá trình đông máu.
- Folate: hỗ trợ thần kinh.
- Đồng: cải thiện chức năng tim mạch.
- Mangan: nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể diễn ra trơn tru.
- Photpho: khoáng chất thiết yếu trong việc duy trì sự hoạt động của cơ thể.
- Thiamin: thuộc vitamin nhóm B, đảm bảo các chức năng của cơ thể diễn ra bình thường.
Các hợp chất khác
- Isoflavone; có tác dụng tương tự như hoocmon nội tiết tố nữ, giúp chống lão hóa, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa và cải thiện ham muốn tình dục.
- Axit phytic: ngăn cản quá trình hấp thụ các khoáng chất vào cơ thể. Loại bỏ bằng cách đun sôi hoặc lên men đậu tương.
- Saponins: có tác dụng làm giảm và ngăn ngừa hấp thụ cholesterol.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu chi tiết về thành phần dinh dưỡng của đậu nành. Từ những thông tin trên đây, ta có thể nhận thấy, đậu nành là nguồn dinh dưỡng lành mạnh và có lợi đối với sức khỏe, rất giàu vitamin và khoáng chất cung cấp cho cơ thể. Nhờ vậy, đậu nành làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan tới tim mạch, cao huyết áp, ung thư vú, giữ gìn vóc dáng và tuổi xuân. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều đậu nành sẽ gây một số vấn đề như đầy hơi, khó tiêu và suy giảm chức năng tuyến giáp.