Khi bạn bị nhiễm trùng răng mà không điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ gặp vô số biến chứng nguy hiểm, trong đó có viêm mô tế bào răng. Sau đây, Nha khoa Oze sẽ cung cấp 1 số thông tin cơ bản để các bạn có thể tìm hiểu về biến chứng này một cách đầy đủ và khái quát nhất.
Viêm mô tế bào răng là gì
Mô mềm vùng cổ mặt xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn chính là viêm mô tế bào răng. Thậm chí viêm mô tế bào răng có thể nhiễm khuẩn lan tỏa vùng cổ khi chúng chỉ cư trú ở một vùng giải phẫu. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách viêm mô tế bào răng, bệnh nhân có thể tử vong.
Hình ảnh của viêm mô tế bào răng
Nguyên nhân dẫn đến viêm mô tế bào răng
Từ ổ nhiễm khuẩn ở tủy răng – vùng quanh chóp và ở mô nha chu, viêm mô tế bào răng có thể hình thành. Hay những phần quanh thân răng bị viêm, nhổ răng bị nhiễm trùng, gãy xương hàm… cũng là 1 phần gây nên viêm mô tế bào răng.
Bệnh nhân đang điều trị viêm mô tế bào răng
Các loại viêm mô tế bào răng
Sưng nề
Sưng nề hay còn gọi là viêm mô tế bào thanh dịch cấp là giai đoạn đầu, khi tuần hoàn bị xáo trộn. Các dấu hiệu để nhận biết chính là:
- Những rãnh và lõm ở mặt bị mất đi do có khối sưng.
- Nhìn vào khối sưng có màu hồng căng bóng. Phần da xung quanh mềm, nóng hơn và không đau nhức.
- Đau nhức ở răng.
Trên mặt xuất hiện khối sưng
Đọc thêm: Áp xe răng và những biến chứng khó lường
Những mẫu thiết kế nội thất chung cư cao cấp mà bạn có thể chưa biết
Những gợi ý để thiết kế nội thất chung cư đẹp
Có mủ
Trường hợp này xảy ra khi vùng viêm đã có mủ mà không được điều trị chậm hoặc không đúng mức. Các dấu hiệu mà bệnh nhân có thể thấy và cảm nhận đó là:
-
Đau răng, cảm giác răng dài ra, lung lay hoặc sưng nướu.
-
Sờ da thấy nóng. Da đỏ, căng bóng.
-
Ngách lợi có dấu hiệu sưng phồng.
-
ngoài mặt có khối sưng căng phồng lên, sờ nóng, lùng nhùng.
-
Khả năng há miệng bị hạn chế.
-
Ăn ngủ kém, sốt và cảm giác đau nhức.
Đau răng là dấu hiệu của viêm tế bào răng có mủ
Tấy lan tỏa
Đây là một loại viêm có thể lan đến cân cơ do sức phá hoại của các loại vi khuẩn, chúng thường có tổ chức dưới da. Bệnh nhân có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
- Cơ thể suy nhược, sốt khoảng 40 độ C, mệt mỏi, da nhợt, buồn nôn, da khô.
- Phần da ngoài mặt sưng, bóng, lan rộng.
- Da sờ đau, đôi chỗ bị cứng, có màu đỏ sẫm hay bóng tím.
- Vài chỗ xuất hiện nốt phồng nước trên da hay tiếng “lép bép” – đó là hiện tượng tụ khí.
- tùy từng vùng răng đau mà Mặt sưng nề nhanh, ảnh hưởng đến nửa mặt hoặc vùng dưới hàm, cổ, thậm chí cả bên đối diện.
- Vùng răng đau bị sưng tấy.
- Ngách lợi tương ứng mọng, đỏ thẫm, đau nề.
- Khả năng há miệng bị hạn chế.
Bệnh nhân bị sốt cao
Nha khoa điều trị viêm mô tế bào răng như thế nào
Tại chỗ
- Giữ lại răng bằng cách mở tủy và rạch dẫn áp xe nông.
- Nhổ răng để ngăn chặn hiện tượng lây lan. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể nhổ răng luôn khi đến khám hoặc nhổ sau khi đã điều trị thuốc.
Có thể bạn sẽ phải nhổ răng
Toàn thân
Các biện pháp điều trị toàn thân mà các nha khoa hay sử dụng đó chính là:
- Dùng kháng sinh: phối hợp các nhóm Macrolid, Quinolone, Cycline,…
- Dùng giảm đau + kháng viêm: Men kháng viêm, Corti coide, Aceta minophen, Nsaid.
- Sử dụng B complex C, Vitamine C để nâng cao thể trạng.
Dùng thuốc là một cách điều trị toàn thân
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà chúng tôi cung cấp, hi vọng quý vị có thể tham khảo. Viêm mô tế bào răng không chỉ đơn thuần là một bệnh nha khoa, nó còn ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và tính mạng con người, cho nên mỗi chúng ta hãy cùng chăm sóc răng miệng cẩn thận để tránh gặp phải viêm mô tế bào răng nhé