Đền bà chúa Thượng Ngàn là một ngôi đền linh thiên nhất ở thị trấn Tam Đảo. Nơi đây được một nhà thầu phụ người Việt xây dựng khi Pháp xây dựng Tam Đảo thành khu nghỉ dưỡng. Đền Bà Chúa Thượng Ngàn nằm lưng chừng núi Thiên Thị, nơi bao quanh là rừng trúc nên mát mẻ quanh năm, thiên nhiên thơ mộng khiến cho chốn tâm linh càng thêm thanh tịnh, yên bình. Khi đến du lịch Tam Đảo thì cũng đừng quên bớt chút thời gian ghé thăm ngôi đền nổi tiếng này nhé!
Đôi nét về Đền Bà Chúa Thượng Ngàn
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn nằm trong khu di tích Tam Đảo, để đi lên đền Đền bạn cần đi bộ khoảng gần 300 bậc đến lưng chừng núi. Lối đi lên đền bà chúa là hai hàng tay vịn được dựng từ bê tông, với bao quanh là rừng trúc khiến con đường lên đền thêm phần mát mẻ. Tiếng gió xào xác, cùng chim muông ríu rít cho tâm trạng người lên đền cho con người thêm phần nhẹ nhõm, thanh tịnh hơn.
Theo như thatsnotokcupid.com thu thập được, một số truyền thuyết cho rằng Đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn là con gái đầu của Quốc Mẫu Âu Cơ. Theo một truyền thuyết dân gian khác, Mẫu Thượng Ngàn chính là công chúa La Bình, con gái của Sơn Tinh (Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương. Khi còn trẻ Bà là một cô gái có tài sắc, đức hạnh vẹn toàn. Từ nhỏ đã được theo cha đi khắp mọi nơi từ miền non đến miền biển, rồi miền trung du, đồi bãi. Cho đến khi Sơn Tinh và Mỵ Nương theo lệnh của Ngọc Hoàng trở về trời thì Bà được phong là công chúa Thượng Ngàn thay người cha đảm nhận cai quản, trông coi tất cả núi rừng – trở thành một người phụ nữ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Nhờ có công chăm nom, dạy dỗ chỉ bảo muôn loài, bà được Ngọc Hoàng phong là Chúa Thượng Ngàn.
Vẻ đẹp linh thiêng của Đền Bà Chúa Thượng Ngàn
Đền bà chúa thượng ngàn có kiến trúc phương Đông ước lệ, mái ngói lợp Thổ Hà. Ngay phía trên cửa chánh điện là đắp phù điêu cặp rồng xanh bay lượn, các cột trụ vuông bốn mặt giả đăng đỉnh. Nơi đền chùa tâm linh với phong cảnh núi rừng hùng vĩ của núi rừng phía bắc cùng với không gian thoáng mát, trong lành khiến tâm trạng người lên đền được thanh tịnh, nhẹ nhàng hơn.
Bên cạnh ngôi Đền được thiết kế rất độc đáo với không gian rộng rãi, thoáng mát. Từ ngoài vào đền, bạn sẽ thấy bên ngoài đền đều có treo bảng sơn nền đỏ, chạm bốn chữ màu vàng bằng chữ Hán “Lĩnh Chủ Linh Từ” và hầu hết tất cả các góc mái của đền đều được thiết kế theo kiểu trạm trổ hình con rồng.
Đi vào bên trong, bạn sẽ thấy giữa sân là ngôi đền lục giác với hai tầng mái ngói cổ kính nơi an vị tượng Phật Di Lặc. Bên trong điện có ba gian, mỗi gian đều có bàn thờ chư vị thánh mẫu và bên mỗi hương án đều có hoành phu Hán tự sơn son thiếp vàng. Đặt chân đến đây chắc chắn các bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng của ngôi đền.
Bao xung quanh đền chùa là núi rừng thơ mộng, đặc biệt là dọc đường lên đền là rừng trúc mát mẻ, mang đến không gian thoáng đãng, mát mẻ nơi núi rừng. Không khí trong lành, thoải mái làm con người quên đi những bậc thang mệt nhọc khi leo, làm cho tầm hồn được nhẹ nhàng hưởng thụ thiên nhiên.
Thời gian đến đền thích hợp nhất
Khí hậu mát mẻ cùng với thiên nhiên ưu ái cho con đường lên đền Bà Chúa Thượng Ngàn được bao phủ bởi rừng trúc khiến cho mọi người có thể lựa chọn đến thăm đền vào bất kì thời điểm nào. Ở đền Mẫu có hát chầu văn, hầu đồng và múa bóng vào những ngày rằm và mùng 1. Nếu bạn đi vào đúng những hôm đó, bạn sẽ thấy mình như hòa nhập vào thế giới tâm linh với mùi khói nhang man mác và thán phục bởi điệu múa huyền ảo, lạ lùng của các “bà bóng” trong tiếng hát văng vẳng như vọng về từ cõi u nhiên, tịch mịch!
Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có nhiều lựa chọn để địa điểm khi đi du lịch Tam Đảo hơn. Có khá nhiều cách để đến du lịch Tam Đảo như tự đi xe khách, ô tô, đi phượt Tam Đảo hoặc lựa chọn một công ty du lịch uy tín để có một chuyến đi trải nghiệm Tam Đảo thú vị và hợp lý nhất.
Xem thêm: Ăn hạt điều có giảm cân được không?