Blog

Tuyệt chiêu xử lý tường nhà bị thấm nước hiệu quả

Ngôi nhà cũ kỹ nhiều năm sẽ xuất hiện  tình trạng thấm dột ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy có những biện pháp nào để xử lý tường nhà bị thấm nước hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân tường nhà bị thấm nước

Tường nhà bị thấm nước là do rất nhiều nguyên nhân. Bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan dẫn đến ngôi nhà của bạn bị thấm dột, ẩm mốc là do thời tiết Việt Nam diễn biến phức tạp. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ (lúc nắng, lúc mưa, nóng, lạnh thất thường) khiến cho công trình không đủ độ cứng cáp để thích nghi kịp với sự thay đổi đó. Cụ thể, vào những ngày nắng, nếu công trình kém chất lượng sẽ bị khô nứt, xuất hiện những vế chân chim trên tường hay trần nhà. Đến những ngày mưa, nước sẽ theo những vết nứt này thấm sâu vào bên trong gây nên những vết loang lổ, ẩm mốc làm mất đi độ thẩm mỹ cho bức tường.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tường nhà bị thấm dột
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tường nhà bị thấm dột

Nguyên nhân chủ quan

Nếu như thấm dột do thời tiết chiếm 40% thì yếu tố chủ quan do con người tác động chiếm 60% còn lại. Vậy nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là do chúng ta không biết cách thi công làm ảnh hưởng đến khả năng chống thấm của tường nhà. Những công đoạn và việc lựa chọn sản phẩm chống thẩm tốt đánh giá chất lượng công trình của bạn.

Hệ thống thoát nước bị hỏng hóc, rò rỉ hoặc hộp kỹ thuật ở các vị trí cần chống thấm bị hư hỏng cũng là nguyên nhân chính làm cho tường nhà bị thấm nước. Lý do này xuất phát chủ yếu từ chính trình độ chuyên môn kém của chủ thầu và sự tính toán của gia chủ trong quá trình xây dựng công trình.

2. Các bước xử lý tường nhà bị thấm nước

Bước 1: Vệ sinh loại bỏ các lớp cũ hư hỏng bám trên bề mặt tường nhà, trần nhà.

Bước 2: Tìm kỹ các vết nứt, hở trên bề mặt tường nhà .

Bước 3: Dùng vữa chuyên dụng để trám kín các vết hở, kẻ nứt trên bề mặt.

Bước 4: Sau khi vệ sinh tường nhà sạch sẽ, hãy để khô ráo và giữ độ ẩm nhỏ hơn 16% rồi mới dùng sơn chống thấm tốt nhất để phủ từ 1-3 lớp lên bề mặt tường. Như vậy mới đảm bảo sơn chống thấm bám dính tốt lên bề mặt. Đồng thời, bạn cần lựa chọn màu sơn phù hợp với màu sơn cũ để đảm bảo tính tương đồng và độ thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Vệ sinh sạch tường nhà trước khi xử lý chống thấm
Vệ sinh sạch tường nhà trước khi xử lý chống thấm

>> Có thể bạn quan tâm:

3. Xử dụng keo AB chống thấm tường hiệu quả

Keo AB là một trong những loại keo chống thấm tốt nhất hiện nay bởi nó không chứa dung môi và formaldehyde. Keo sử dụng được cho mọi vết nứt, kẻ hở dù nhỏ nhất. Sản phẩm có độ bám dính tuyệt vời nhờ thành phần có chứa nhựa Epoxy và chất làm cứng; dùng được mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, nó còn có những ưu điểm khác như: Khô ráo nhanh sau khi sử dụng, cách dùng đơn giản và nhanh chóng, giảm thiểu tối đa tình trạng nứt nẻ nhờ sự co rút và đàn hồi của Epoxy.

Xử lý tường nhà bị thấm nước bằng keo AB

Trước tiên, chúng ta phải loại bỏ các tạp chất. rêu, vết bẩn cũ bám trên bề mặt bức tường. Rửa sạch lại bằng nước và để khô ráo để đảm bảo chống thấm được tốt nhất. Sau đó chúng ta mới tiến thành thi công:

– Trộn đều sơn theo tỷ lệ 1: 1. Tuyệt đối không được pha loãng sẽ làm giảm độ dám dính của sơn lên bề mặt.

– Để hỗn hợp vừa trộn lên vị trí cần trám, nhấn nhẹ nhàng keo vào các vết nứt, hở sau đó làm phẳng bề mặt vừa trám để đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Cần trám nhiều lần nếu vết nứt sâu và rộng để đảm bảo không bị nứt và co rút mạnh.

– Sử dụng keo AB trong vòng 30 phút ở nhiệt độ 25 độ C để đạt hiệu quả chống thấm cao nhất.

Dùng keo AB là cách để chống thấm nước mưa hiệu quả
Dùng keo AB là cách để chống thấm nước mưa hiệu quả

4. Những cách xử lý tường nhà bị thấm nước khác

Gia cố hệ thống thoát nước

Bên cạnh những ảnh hưởng của khí hậu thì một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng tường nhà bị nứt nẻ đó là hệ thống cấp thoát nước bị tràn hoặc rò rỉ. Đặc biệt vào mùa mưa, khi mực nước lên cao nếu cấp thoát nước không diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nước ngập, rò rỉ len vào chân tường, tường nhà,…gây thấm dột nghiêm trọng. Vì thế, bạn hãy kiểm tra và gia cố các ống thoát nước ở những vị trí cần chống thấm. Bên cạnh đó, các ống thoát nước thường chứa nhiều bụi bẩn, rác thải, ký sinh trùng sinh sống cũng là nguyên nhân khiến cho nó dễ bị hư hỏng. Bạn hãy thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các đường cống, ống thoát nước để không làm ảnh hưởng đến không gian sống.

Che chắn trần nhà

Trần nhà nếu bị thấm dột cũng sẽ ảnh hưởng đến bức tường. Vì khi trần nhà xuất hiện các vết nứt, gặp trời mưa nước sẽ thấm dần vào các khe nứt này lâu ngày sẽ thấm sâu hơn, lan rộng ra các vị trí khác. Vì thế, việc che chắn và bảo vệ trần nhà cũng là việc làm cần thiết để giúp chống thấm hiệu quả cho căn nhà của bạn. Chúng ta có thể tham khảo để sử dụng một số sản phẩm chống thấm trần nhà phổ biến hiện nay như: sơn chống thấm trần nhà, Nhựa đường, Sika,…

Xử lý tường nhà bị thấm nước là việc làm vô cùng cần thiết để đảm bảo độ thẩm mỹ cho căn nhà cũng như sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình. Hi vọng những phương pháp chống thấm tường nhà mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp quý khách có thêm lựa chọn đúng đắn cho căn nhà của mình. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết sơn chống thấm trộn xi măng trước khi sử dụng

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *